1. Chỉ trong vòng 1 tháng, tổ chức điều hành nền bongdaso Việt Nam đã liên tiếp nhận những thông tin không vui. Đầu tiên là chiến dịch SEA Games 28 không diễn ra như kỳ vọng. Kế đến là lá đơn tố cáo 2 lãnh đạo cao nhất của VFF nhận hối lộ của cựu nhân viên Nguyễn Văn Chương. Mới nhất là những ket qua truc tuyen không tốt của CLB HA.GL, điển hình về đào tạo trẻ mà VFF tung hô gần một năm qua.

Chủ tịch Lê Hùng Dũng ngày trúng cử chức Chủ tịch VFF.

Với những người biết chuyện thì những sự kiện nói trên chỉ là kết quả của quá trình “phi chuyên môn” bộ máy VFF.

Vì “phi chuyên môn” nên thành tích của đội U.23 tại SEA Games 28 là thành công hay thất bại hoàn toàn không được phân tích. Vốn dĩ VFF không có giám đốc kỹ thuật, hội đồng HLV lại là ‘hữu danh vô thực”, toàn bộ kế hoạch huấn luyện và quy trình giám sát các đội bóng của HLV Miura đều không tồn tại. Điều đáng nói là ở phía dư luận, hàng loạt chuyên gia, HLV kỳ cựu đều có những đánh giá khá mạnh mẽ về thành tích của đội U.23 nhưng cũng chẳng có ai lấy đó làm ý kiến để tham khảo.

Vì “phi chuyên môn” nên mới có chuyện một ông quyền Giám đốc Trung tâm đào tạo trẻ lại cho biết mình đưa hối lộ để ngồi vào ghế Trưởng phòng các đội tuyển. Chi tiết này cho thấy, VFF không tập hơp được những người có uy tín trong nghề làm việc nên ông Nguyễn Văn Chương mới nghĩ đến việc mình có thể ngồi vào đó, rồi tiến hành “chạy ghế”. Chạy không xong, quay sang tố cáo. Đâu phải ông Chương “nhắm mắt làm liều”, chính ông Trần Quốc Tuấn vốn không phải là “dân bóng đá” ấy vậy mà vẫn còn làm đến chức Phó chủ tịch chuyên môn, Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia cùng hàng loạt chức danh quan trọng khác đều cần sự am hiểu sâu sắc về bóng đá.

2. Nếu 2 câu chuyện trên còn có nhiều điều để tranh luận thì việc VFF từ đầu năm 2014 đến nay luôn đề cao mô hình của CLB HA.GL thông qua lứa cầu thủ U.19 đã cho thấy năng lực về chuyên môn của tổ chức này thật đáng quan ngại.

Ở đây, cần phải phân biệt rõ: Bầu Đức không sai khi đặt kỳ vọng vào những “báu vật” của ông, HA.GL không sai khi đưa cầu thủ của mình lên đá V-League bởi nói cho cùng, đấy là quyền của doanh nghiệp, của CLB. Làm đúng thị họ hưởng, làm không đúng thì cũng họ chịu.

Nhưng việc VFF tung hô quá đà lại là chuyện khác. VFF là tổ chức chuyên môn, quản lý và giúp đỡ các CLB. Hơn ai hết, họ phải biết rõ cái quy trình phát triển cầu thủ trẻ của HA.GL đúng ở đâu, sai chỗ nào. Hơn ai hết, họ cần công minh khi đánh giá mô hình này so với các mô hình đào tạo khác. Hơn ai hết, họ là nơi duy nhất có thể tổ chức nghiên cứu, đánh giá cách làm của HA.GL là đúng hay chưa đúng.

Ấy vậy mà VFF không làm gì đúng chức phận của mình cả. Ngược lại, họ còn cổ súy để bầu Đức đưa dàn cầu thủ U.19 của mình thi đấu liên tục từ đầu năm 2014 đến nay. Một cầu thủ như Công Phượng, theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, đã đá khoảng 100 trận, trong đó có hơn 50 trận chính thức trọn vẹn 90 phút, một mật độ thi đấu mà không có cầu thủ chuyên nghiệp nào hơn nổi.

Chưa có một nhà chuyên môn nào nói lứa U.19 là không có tài năng, ngược lại, rất nhiều người khuyên VFF, bầu Đức đừng vội ép các cầu thủ đó trở thành người lớn, đừng vắt kiệt sức lực của họ ở mọi trận đấu, đừng đặt lên vai họ quá nhiều kỳ vọng. Đằng này, cứ xem HA.GL thi đấu tại V-League sẽ thấy, tài năng thì không mất đi nhưng sức lực và niềm vui chơi bóng của các cầu thủ trẻ đã không còn nguyên vẹn.