Ở độ tuổi 1-6 tháng, khi đã quen với việc bú mẹ, một em bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thường bú khoảng 600-900 ml sữa mỗi ngày, trung bình là 750 ml. Cùng  cho con bú đúng cách các mẹ nhé

Bé bú mẹ 8 lần/ngày sẽ nhận khoảng 90 ml mỗi cữ bú. Tất nhiên, đây chỉ là con số trung bình, không thể áp dụng cho mọi trẻ. Lượng sữa mẹ mà bé bú sẽ không đổi trong suốt thời gian từ 1 tháng tới khoảng 6 tháng.

Tuổi và trọng lượng cơ thể của bé không ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ được bú mỗi ngày. Tuy nhiên, tại các giai đoạn tăng trưởng mạnh (thường xuất hiện lúc bé 1-3 tuần, 6-8 tuần, 3 tháng và 6 tháng tuổi), bé có thể bú nhiều hơn bình thường trong vòng 2 – 3 ngày.


Với trẻ nhỏ uống sữa theo công thức

Bé bú sữa ngoài, hấp thu và dinh dưỡng chắc chắn là không bằng sữa mẹ, nên Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo mẹ nên cho bé uống theo liều lượng gợi ý của hãng sữa ghi trên vỏ hộp. Tuy nhiên, dù uống nhiều hay ít, trẻ dưới 06 tháng cũng không nên uống quá 150ml sữa/lần uống. Đây là lượng sữa thích hợp cho bé tiêu hóa/lần ăn. Bé qua 06 tháng nâng lên 180ml, dần dần đến 12 tháng bé uống được từ 200 – 250ml/lần. Ở giai đoạn này mẹ nên cho bé bú các loại sữa có vị nhạt giống sữa mẹ.

Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Bé từ giai đoạn 9-12 tháng, có thể cho ăn dặm thêm nên nhiều món bé ăn, lượng 1000ml nước bé cần hàng ngày là hợp lý. Mẹ nên cho bé uống 700ml sữa + 300ml nước khác bao gồm nước lọc, nước hoa quả, trái cây, sữa chua, váng sữa, nước cháo… Lượng 1000ml là trung bình, có bé ăn ít nhưng hấp thụ tốt, có bé ăn nhiều nhưng hấp thụ kém.
Khi nào cần cho bé bú ?

Các chuyên gia y tế khuyên mẹ cho bé sơ sinh bú theo nhu cầu, khi bé đói. Nhiều mẹ thường bắt đầu cho con bú khi thấy bé khóc. Tuy nhiên, khóc là một biểu hiện muộn của đói. Không nên chờ tới lúc này mới cho bé bú vì đói quá có thể khiến bé trở nên bực bội, khó dỗ.

Cũng cần để ý rằng rất nhiều khi bé khóc không phải vì đói. Đôi khi bé chỉ cần được ôm ấp hoặc thay tã là đủ. Hoặc cũng có khi bé khóc vì nóng quá, lạnh quá, vì phấn chấn quá hoặc buồn tẻ quá.

Các dấu hiệu cho thấy bé đã muốn bú:

Ngọ nguậy đầu
Há miệng
Thè lưỡi
Cho bàn tay hoặc cả nắm tay vào miệng
Chụm môi như đang bú
Rúc vào ti mẹ
Thể hiện phản xạ tìm kiếm (miệng bé quay về phía có vật chạm vào má).
Tùy theo nhu cầu của trẻ mà cân nhắc việc cho trẻ bú đêm hay không. Bởi lẽ nếu cản trở giấc ngủ đêm của trẻ từ 10h đêm – 3h sáng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể trạng của trẻ.

"Xin lưu ý, các thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, và chỉ nên được coi là tài liệu tham khảo."