Đã nhiều lần báo chí cũng như người hâm mộ so sánh tài năng giữa ngôi sao bong da so Văn Quyến, Công Vinh và Công Phượng. Tuy nhiên, mọi sự so sánh đều khập khiễng khi đưa lên “bàn cân” những con người ở các thời kỳ khác nhau.

Văn Quyến, Công Vinh và Công Phượng đều là những tài năng của bóng đá Việt Nam. Ảnh: Internet.
Bây giờ đã có đủ điều kiện để đánh giá Văn Quyến (VQ10) khi “thần đồng” một thời của bóng đá Việt đã chính thức khép lại giấc mơ sân cỏ. Cập nhật ket qua bong da truc tuyen tại đây. 
Với Công Vinh (CV9), khi anh đã vượt qua đỉnh cao nhất của sự nghiệp, sẽ không sợ thiếu nếu nói đôi điều dù Công Vinh vẫn đủ sức để cống hiến.
Còn Công Phượng (CP44), mới 20 tuổi, sự nghiệp cầu thủ mới chỉ bắt đầu nên những đánh giá thật khách quan về cầu thủ này là cần thiết ở mọi lúc, mọi nơi.
Cùng sinh ra ở xứ Nghệ nhưng trưởng thành ở 2 lò đào tạo của bóng đá Việt, cũng lại có hoàn cảnh không giống nhau, việc so sánh giữa 3 cầu thủ xứ Nghệ này tất nhiên luôn khập khiễng, nhưng nếu nhìn ra những điểm riêng có nào đó, hơn thua nào đó lại là việc nên làm chăng?
Về tài năng bóng đá, nếu có thể gọi như vậy, thì Văn Quyến được coi là bẩm sinh hơn cả. Từ thời U11, U14 và đặc biệt từ U16, U21, U23 và ĐTQG, VQ10 sớm tỏa sáng trên bầu trời bóng đá Việt.
Theo tờ livescore, đó là kiểu tài năng chân đất, không chỉ do đào tạo, phát hiện sớm mà thành, mà còn có cả những điều kỳ diệu riêng có từ sự bùng nổ đúng lúc, đúng chỗ, bất ngờ nhất nhưng cũng hợp lý nhất trong bối cảnh từ rất lâu bóng đá Việt luôn khan hiếm tài năng.
Về tài năng do rèn luyện, do lao động mà nên, Công Vinh và Công Phượng có những phẩm chất chung đáng quý, đồng thời hai cầu thủ này cũng có những cố gắng và may mắn riêng để gột nên những “viên ngọc” này.
CV9, CP44 có điểm chung là tài năng ban đầu cộng với rèn luyện cật lực mà nên. Bị khuất lấp ban đầu bởi VQ10, đàn em CV9 âm thầm tỏa sáng khi VQ10 lên tuyển và rất quan trọng là khi cầu thủ này bị “dính chàm”. Trên sân, VQ10 ít chạy bao nhiêu thì CV9 chạy nhiều bấy nhiêu, dù đích cuối cùng là bóng vào lưới đối phương một cách gọn gẽ, nổ tung cầu trường có hiệu quả, hiệu ứng như nhau.
Cả 3 đều “chọn” sân Mỹ Đình làm nơi thể hiện tài năng đỉnh cao của mình và thực tế cho thấy chỉ có Mỹ Đình mới là bầu trời vươn tới cho những ngôi sao sáng. VQ10 để lại dấu ấn không bao giờ quên ở SEA Games 23 với các bàn thắng vào lưới U23 Malaysia và đặc biệt là U23 Thái Lan. CV9 vụt sáng trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2008 cũng với người Thái. Còn CP44, tất nhiên là trận đấu với U19 Australia 2014.
Vào cuộc khó khăn hơn so với cả VQ10 lẫn CV9, do thể hình và thể lực kém nên để có được như hôm nay, rõ ràng Công Phượng phải nỗ lực nhiều hơn các đàn anh. Nhưng CP44 trong cái rủi không được lò Sông Lam nhận đào tạo thì lại có cái may rất cơ bản khi thi tuyển lọt vào lò HAGL. Rõ ràng, không có cơ hội vàng đó, CP44 cuối cùng sẽ chỉ là cầu thủ bóng đá làng, chơi bóng chiều tà mà thôi.
Vậy nên cần phải khen cho CV9 và CP44 khi họ biết nắm bắt cơ hội để trưởng thành, trong khi VQ10 lại không làm được điều đó, nhất là sau khi được ưu ái trở lại sân cỏ sớm và luôn được chờ đợi.