Rafael Benitez lấn quá sâu vào sàn đấu của giới chủ, Roy Hodgson xuất hiện sai thời điểm livescore, khi mọi sự chú ý dồn vào Kenny Dalglish. Sự vô định trong công tác tuyển chọn “thuyền trưởng” ở Anfield nhấn chìm Liverpool, đỉnh điểm là một CĐV dùng tờ 20 bảng làm giấy mồi châm lửa đốt áo Gerrard ngay trước ống kính máy quay.

Hồi ký Steven Gerrard – Chương 13: Ở lại tới lúc chết
Steven Gerrard quyết định gắn bó với Liverpool. 
Benitez đi chệch định hướng
Xin nhắc lại, Rafa là HLV giỏi nhất tôi từng làm việc cùng. Nhưng vốn kiến thức khổng lồ về bong da của ông ấy không được áp dụng vào thực tiễn mùa 2009/10. Những gì Benitez tập trung là chen mồm vào buổi họp cấp cao, chỉ đạo nhà Fenway phải làm này làm nọ và đương nhiên, sự chú ý khi ấy không dành cho công việc chuyên môn.Hè 2010, Liverpool sa thải Benitez. Không ai lấy đó làm bất ngờ vì Liverpool chỉ đứng thứ 7 ở Premier League, tức không thể giành vé dự Cúp châu Âu mùa sau. Tại Europa League, những người lạc quan nhất vẫn hy vọng vào một phép màu. Bán kết, chúng tôi gặp Atletico Madrid nhưng rồi, sự non nớt chiến thuật và bản lĩnh yếu kém khiến giấc mộng dang dở. Cũng đúng thôi, bởi sau ty le bong da đó chính Atletico đã đánh bại Fulham trong trận đấu cuối cùng để lên ngôi. Đấy là chưa bàn đến nỗi nhục bại trận trước Northampton ở League Cup hay thất bại ngay tại Anfield trước đội bóng mới lên hạng Blackpool.

Tháng 12/2009, Liverpool bị Wolves vượt qua với tỷ số 1-0. Trên đường trở về Melwood trong xe hơi cá nhân, tôi nghe thấy một CĐV gọi với: “Hey, cậu là đội trưởng, làm gì đi, đứng trước gương và đưa ra phán xét cuối cùng nào!”. Trong phòng thay đồ, một vài tiếng xì xào vang lên: “Nhấn nút và xử ông ta (Benitez) thôi.

Sự tức giận của CĐV với Benitez lên tới mức họ quy rằng tôi cố tình bảo vệ ông thầy và không xứng đáng với chiếc băng thủ quân trên vai. Hôm đó, Sky Sports ghi lại cảnh một anh chàng bụng phệ lấy tờ 20 bảng làm mồi châm lửa, đốt cháy chiếc áo in tên tôi, không quên kèm theo lời “nhắn nhủ”: “Mày và lão ta cút đi, đồ con lợn.

Tội nghiệp Roy Hodgson

Sau khi Benitez bị sa thải, Roy Hodgson là người được chọn. Tôi đã dự cảm được điều gì đó không lành, không phải vì nghi ngờ năng lực mà chỉ đơn giản là ông ấy đến Liverpool không đúng thời điểm. Làm việc ở một CLB giàu truyền thống, nơi tiếng nói của NHM là cực lớn thì điều kiện tiên quyết để một HLV thành công là nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ mọi phía.

Đen đủi là Hodgson không có được đặc ân đó. Trước du doan bong da đấy, Kenny Dalglish – vị vua trong lòng người dân thành phố cảng Merseyside mới là ứng viên đầu tiên. Chỉ vì chút xích mích nhỏ giữa Dalglish và nhà Fenway (giới chủ Mỹ muốn ông kiêm nhiệm cùng lúc hai vị trí đại sứ Liverpool và HLV trưởng nhưng Dalglish không đủ sức ôm đồm nhiều việc cùng lúc) mà Hodgson mới… bất đắc dĩ ngồi lên chiếc ghế nóng Benitez bỏ lại. Ngay từ đầu, sự tín nhiệm dành cho Hodgson đã không tồn tại.

Còn nữa, Hodgson thường có thói quen xuất phát chậm, chỉ thực sự bừng tỉnh khi bị dẫn trước. Lấy ví dụ tại Euro 2012, “Tam sư” bị Thụy Điển dẫn trước. Theo Walcott được tung vào sân và ĐT Anh thắng ngược 3-2. Đấy là một phẩm chất tốt, nhưng lại không phù hợp với Liverpool, bởi The Kop không giỏi lội ngược dòng.

Cũng không thể không nhắc đến chuyện tiền bạc. Khi Benitez đi, Alonso đã rời khỏi, Mascherano chuyển sang Barca, vụ chuyển nhượng với Suarez đi vào ngõ cụt do hai bên không đạt được thỏa thuận về lương bổng. Nhà Fenway tuyên bố quỹ chuyển nhượng bị giới hạn và số tiền Hodgson được giao chỉ vừa đủ giúp ông mua về Konchesky và Poulsen – hai cầu thủ có chất lượng chuyên môn ở mức trung bình.

Tóm lại, Hodgson không có bất kỳ cơ sở nào dựa vào để hướng tới một triều đại thành công. Ngày 8/01/2011, Hodgson từ chức, trở thành HLV tại vị ngắn nhất trong lịch sử tồn tại và phát triển của Liverpool. Tôi còn nhớ nguyên câu nói của Hodgson trong buổi họp báo cuối cùng: “Thế này thì Chúa cũng làm việc, tôi bó tay rồi.

Đi tìm sự an ủi

Thêm một lần nữa, tôi rơi vào trạng thái chán nản. Nhưng tìm kiếm một bến đỗ mới không phải sự lựa chọn khả dĩ. Thứ nhất, tôi đã đứng tuổi. Thứ hai, tôi không thể tiếp tục phản lại đội bóng đã cưu mang mình. Thôi thì chẹp miệng một cái rồi đi tìm sự an ủi quanh đây.

Hàng năm, CLB tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân xấu số trong thảm họa Hillsborough. Jon-Paul Gilhooley – anh họ bằng tuổi là một trong số đó. Tôi chợt thấy rằng mình còn may mắn chán, được theo đuổi sở thích từ nhỏ, được chơi bóng ở giải đấu hàng đầu thế giới, được mọi người tôn trọng. Thế là, tôi lái xe tới đón cả gia đình Paul tới sân Anfield, nghe kể về cái cách họ vượt qua nỗi đau để sống tiếp, mà là sống có ích chứ không bệ rạc, chìm đắm vào rượu và ma túy.

Năm 2010, máu và mồ hôi đã chảy xuống từ những chiến binh áo đỏ nhưng tuyệt nhiên, nước mắt không rơi. Điều quan trọng nhất là Liverpool dù đứng dưới Everton nhưng giành trọn 6 điểm ở cả hai lượt trận, chứng tỏ vị thế của mình so với đối thủ cùng thành phố.

Trong một cái chớp mắt, tôi thấy mình đã là bố của trẻ con. Mới ngày nào, tôi chỉ là cậu bé học việc được ra sân trong ít phút chào khán giả nhà. Bây giờ, tôi đã có lần thứ 500 khoác lên mình sắc áo đỏ. Mục tiêu tiếp theo là 600, 700 và xa hơn thế song ít nhất, cảm giác khoan khoái giúp tôi phần nào quên đi thực trạng đáng buồn.

Cùng năm, Adidas sản xuất đôi giày Predator phủ đen bản hạn chế in chữ “Gerrard”. Hãng dụng cụ thể thao Đức cho biết, toàn thế giới chỉ có 8 đôi được bán ra, tương đương số năm tôi làm đội trưởng ở Anfield. Dù sao đi nữa, đó là sự khích lệ tương đối với bản thân tôi. Nói chuyện điện thoại với mẹ, tôi bảo bà rằng: “Con sẽ ở đây tới chết.” Suy nghĩ ra đi không còn xuất hiện trong tâm trí tôi nữa. (Còn tiếp… )