oto nhap khau – Ngày 17/10 vừa qua, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 116/2017 quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Nghị định này được coi là câu trả lời cho những thắc mắc của giới kinh doanh ô tô từ sau khi thông tư 20/2011 hết hiệu lực từ tháng 7/2016.

Gian nan nhập xe, đại lý tư nhân chuyển sang “mua của người chán, bán cho người cần”

Hàng loạt xe nhập khẩu gặp rào cản là Nghị định 116. Ảnh minh họa.

Theo nghị định mới của Chính phủ, doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng 2 yêu cầu:

1, Các điều kiện có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.

2, Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.

Theo chia sẻ của các chủ showroom ô tô tư nhân trên địa bàn Hà Nội, với điều kiện đầu tiên, nhiều doanh nghiệp có thể điều chỉnh và chuyển đổi mô hình kinh doanh để đáp ứng được. Trong khi điều kiện thứ 2 thì quá khó. Các nhà nhập khẩu tại Việt Nam thường mua xe từ một đại lý hoặc công ty phân phối nhỏ lẻ ở nước ngoài. Điều đó có nghĩa, họ thường không thể có được loại giấy chứng nhận do chính hãng cấp. Tức, giấy uỷ quyền triệu hồi chỉ dành cho nhập khẩu chính hãng.

Ngoài ra, để kinh doanh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng cho ô tô nhập khẩu, doanh nghiệp phải có giấy cam kết của hãng xe nước ngoài về việc hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp linh, phụ kiện cho showroom này.

Gian nan nhập xe, đại lý tư nhân chuyển sang “mua của người chán, bán cho người cần”

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh ô tô chuyển sang bán xe cũ.

Chính vì vậy, nếu muốn tiếp tục duy trì công việc kinh doanh, nhiều doanh nghiệp tư nhân quyết định đi theo hướng đi mới. “Mua của người chán, bán cho người cần” chính là giải pháp phù hợp nhất với họ thời điểm hiện tại.

Ghé thăm nhiều showroom kinh doanh ô tô có tiếng tại Hà Nội hiện nay, có thể nhận ra rõ số lượng xe mới nhập về trước đó còn lại trong kho khá ít, thay vào đó là hàng loạt xe cũ đã qua sử dụng được mua lại từ người dùng.

>Gian nan nhập xe, đại lý tư nhân chuyển sang “mua của người chán, bán cho người cần”

Thay vì xe mới, những mẫu xe đã qua sử dụng dần chiếm phần lớn không gian tại các đại lý tư nhân.

Theo anh Quang Trọng, đại diện của một showroom tư nhân có tiếng tại Hà Nội chia sẻ: “Với nghị định mới của chính phủ, cơ hội để các doanh nghiệp tư nhân nhập xe mới và xe lướt từ nước ngoài về là không còn. Hiện tại chúng tôi đang chuyển dần xu hướng từ kinh doanh xe nhập sang kinh doanh xe cũ, mua của người chán bán cho người cần“.

Cũng theo anh Trọng, việc chuyển đổi kinh doanh này cũng là chuyện bất đắc dĩ bởi kinh doanh xe nhập mới và xe lướt không nhiều rủi ro bằng kinh doanh xe cũ. Thông thường, khi khách hàng có nhu cầu mua xe sẽ đặt cọc rồi sau đó các doanh nghiệp mới làm thủ tục đưa xe về. Còn nếu nhập xe về mà chưa có khách thì thường là những mẫu xe hiếm, “độc” hoặc thị trường đang có nhu cầu cao.

Trong khi đó, với những chiếc xe cũ, doanh nghiệp sẽ phải bỏ một số tiền lớn để “mua đứt” từ người dùng, sau đó đưa về bảo dưỡng, làm đẹp. “May mắn thì bán được nhanh còn nếu không sẽ rất khó khăn trong việc luân chuyển và thu hồi vốn”, giới bán xe bộc bạch.

Nguồn: autoxe