Việc ép buộc, cổ vũ các em bé uống bia, rượu, chất kích thích là hành vi bị nghiêm cấm và có thể khởi tố hình sự tùy theo mức độ.  Xem thêm xsmb hôm nay tại đây

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip dài hơn 1 phút quay lại cảnh thi uống bia của 2 cháu bé trai (khoảng 4-5 tuổi) ở Bình Phước. Trong đoạn clip này, 2 bé đã bị những người đàn ông có tuổi ép thi thố. Nhận được sự cổ vũ, kích động từ của người lớn, các em uống hết ly này đến ly khác để xem ai uống nhanh hơn.

Trao đổi với Đất Việt xung quanh vấn đề này, ông Tô Văn Hoàng, Chánh văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Phước khẳng định chưa nắm bắt được thông tin trên. Bên cạnh đó là kết qua xsmn tại đây.

“Chúng tôi sẽ cho người kiểm tra, xác minh lại sự việc và sẽ có thông báo sau”, ông Hoàng nói.

Việc ép buộc, cổ vũ các em bé uống bia, rượu, chất kích thích là hành vi bị nghiêm cấm và có thể khởi tố hình sự tùy theo mức độ.
Việc ép buộc, cổ vũ các em bé uống bia, rượu, chất kích thích là hành vi bị nghiêm cấm và có thể khởi tố hình sự tùy theo mức độ.

Dưới góc độ là người từng có nhiều năm nghiên cứu về luật cũng như tâm sinh lý trẻ em, ông Nguyễn Trọng An, Nguyên Cục phó Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em khẳng định những hình ảnh được ghi lại trong clip là phản cảm và vi phạm pháp luật.  Bên cạnh đó là thông tin soi cau mb hôm nay.

“Trong luật bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em trước đây, và đặc biệt trong luật trẻ em mới được thông qua ngày 5/4 vừa rồi, tại điều 7 khoản 7 có quy định rõ: Tất cả các hành vi rủ rê, bắt ép trẻ em sử dụng rượu, bia, chất kích thích thì bị nghiêm cấm, tùy cái mức độ mà có thể xử lý hình sự.

Thứ hai nữa là tại điều 7 khoản 11 nó có một quy định nữa việc bán, cho hay thúc đẩy các em bé sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá, chất có hại  cũng thuộc hành vi nghiêm cấm và vi phạm pháp luật. Và nếu chúng ta đưa vấn đề này ra thì phải tùy mức độ để xét xử, cũng có thể khởi tố hình sự”, ông An phân tích.

Để lại hậu quả nặng nề

Theo vị chuyên gia, việc cổ vũ, bắt ép trẻ em uống bia, rượu khi các cháu còn nhỏ sẽ để lại những hậu quả vô cùng to lớn, nhất là về vấn đề tinh thần.

“Các cháu nhỏ sử dụng chất kích thích ở thời điểm này thì gây nguy hiểm cho sức khỏe. Về thể chất cháu bé có thể bị say, bị nôn mửa. Thứ hai là bị ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Chẳng hạn như có thể bị ảnh hưởng đến vấn đề thần kinh  do nhiễm độc rượu, bia, chất kích thích”, ông An lo ngại.

Nguyên Cục phó Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho rằng, các bậc làm cha, mẹ, người thân trong gia đình phải có trách nhiệm quan tâm, giám sát việc này chứ không thể cổ vũ, tự hào, khuyến khích vì các cháu có tửu lượng cao.

Những việc làm như trên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động nghiêm trọng đến tinh thần của các cháu.
Những việc làm như trên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động nghiêm trọng đến tinh thần của các cháu.

“Chúng ta cần phải lên tiếng ngay và ngăn cấm ngay nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé cũng như các vấn đề khác của xã hội.

Tôi nghĩ rằng trong xã hội có rất nhiều những trường hợp tương tự như thế xảy ra nhưng báo chí chưa phát hiện ra, cán bộ giáo dục, chăm sóc trẻ em thì không có đủ tai mắt, số lượng để giám sát. Vì vậy thông qua việc này các bậc làm cha, mẹ và các nhà quản lý cũng cần phải hết sức chú ý trong việc tuyên truyền, giáo dục.

Thứ nhất chúng ta phải lên án những hành vi này. Thứ hai là phải tuyên truyền sự nguy hại. Thứ ba là phải tuyên truyền những quy định của pháp luật và cả chế tài răn đe vi phạm pháp luật để cho người dân thực hiện để bảo vệ em bé chứ không thể cậy con ta hay cháu ta tửu lượng cao được”, ông An nêu quan điểm.